Đang truy cập: 6
Trong ngày: 41
Trong tuần: 460
Lượt truy cập: 268960
aaa03

Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,1% trong 2 tháng

Thanh toán qua kênh Internet tăng 90,21% về số lượng và 10,01% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,29% về số lượng và 13,89% về giá trị.

Thông tin Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, trong những tháng đầu năm nay hoạt động chuyển đổi số trong ngân hàng đã đạt được kết quả tích cực. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,12% trong 2 tháng đầu năm.

Cụ thể, qua kênh Internet tăng 90,21% về số lượng và 10,01% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,29% về số lượng và 13,89% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 142,06% về số lượng và 49,42% về giá trị; qua POS tăng 36,65% về lượng và 29,72% về giá trị.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử nhìn chung hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của người dân.

Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,1% trong 2 tháng
Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,1% trong 2 tháng.

Bên cạnh đó 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình. Nhiều tổ chức tín dụng chuyển đổi số ở top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số.

Tại Hội nghị “Dịch vụ Tài chính Bán lẻ xuất sắc năm 2023” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với The Asian Banker Global, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định: "Quá trình chuyển đổi số ngân hàng đã làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, góp phần đẩy nhanh quá trình số hóa ngân hàng".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cũng theo ông, trong xu thế hội nhập và phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng bán lẻ là định hướng chiến lược quan trọng hàng đầu của các ngân hàng và tổ chức tài chính, giúp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn ổn định để phục vụ phát triển kinh tế. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trên nền tảng công nghệ số thúc đẩy hệ sinh thái tài chính số.

Theo trên, cùng với tiến trình số hóa, dư nợ cho vay cá nhân của nhóm ngân hàng quy mô lớn và vừa chiếm khoảng 40% - 50% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Thậm chí, tại một số ngân hàng, tỷ trọng cho vay cá nhân lên đến 90% tổng dư nợ. Cơ cấu khách hàng chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng bán lẻ tăng trưởng ổn định, bền vững ở cả hai chiều huy động và cho vay… Bên cạnh đó, các công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, tổng dư nợ của khối công ty tài chính tiêu dùng đạt trên 200.000 tỷ  đồng, tăng trưởng 7,9% so với tháng 12/2021. 

Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ từ hơn 20 quốc gia trong khu vực Châu Á nhận định, phát triển các sản phẩm tài chính cá nhân hiện đại trên nền tảng công nghệ số sẽ thúc đẩy thị trường ngân hàng bán lẻ phát triển hiệu quả hơnk. Trên cơ sở đó, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tạo sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Theo Doanhnghiephoinhap.vn

Trang thông tin Kinh tế Doanh nghiệp: Đồng hành cùng thương hiệu Việt

www.kinhtedoanhnghiep.com