Đang truy cập: 4
Trong ngày: 30
Trong tuần: 239
Lượt truy cập: 280412
aaa03

Hội thảo khoa học "Định hướng chiến lược lao động, việc làm và phát triển kỹ năng tại TP.HCM

Sáng ngày 8/11/2023, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM và Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học "Định hướng chiến lược lao động, việc làm và phát triển kỹ năng tại TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030", với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan chức năng, đại diện các trường, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM.

bia

Theo dữ liệu thống kê, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu đã tăng trưởng 14% mỗi năm từ năm 2001 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ước tính tới năm 2030, doanh thu ngành sẽ đạt tới 1.000 tỉ USD.

Chính vì vậy, ngành vi mạch bán dẫn luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Hầu hết các quốc gia đều đang thiếu nhân lực ngành vi mạch. Trong đó, Mỹ thiếu 55.000, châu Âu thiếu 40.000, Trung Quốc thiếu 55.000, Hàn Quốc thiếu 50.000...

Tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu trở thành trung tâm thiết kế vi mạch của khu vực và thế giới, lọt top 5 thế giới vào năm 2030, ngành vi mạch bán dẫn cần thêm khoảng 50.000 nhân sự.

thiÔng Nguyễn Anh Thi đề xuất hình thành Quỹ phát triển vi mạch để đào tạo nhân lực cho ngành.

Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn Thành phố không chỉ có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng kinh tế mà còn liên quan mật thiết đến vấn đề an sinh xã hội của Thành phố trong giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030.

Đây là ý kiến của hầu hết các đại biểu tại Hội thảo khoa học “Định hướng chiến lược lao động, việc làm và phát triển kỹ năng tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030,” do Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố tổ chức ngày 8/11.

Theo Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng đề án phát triển chiến lược, lao động việc làm với các giải pháp đi kèm chương trình hành động sẽ góp phần thúc đẩy thị trường lao động toàn diện, cải thiện phúc lợi của người lao động.

z4865679301028_944cdd4183b6a9c004e52814e9edd064

Cũng theo lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM, kể từ năm 2001, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu tăng trưởng 14% mỗi năm và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Thế giới sẽ cần bổ sung gần một triệu nhân lực cho ngành này.

"Thiếu nhân sự ngành bán dẫn là câu chuyện toàn cầu. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng ta có tiềm năm để phát triển", ông Thi nói và cho rằng 5 năm tới ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần khoảng 50.000 kỹ sư, riêng TP HCM là 40.000 người. Hiện, có 10 trường đại học lớn trên cả nước đào tạo những ngành phù hợp và ngành gần ví dụ điện tử với quy mô khoảng 80.000 người.

z4865679301030_28f63819aa4a6ea61a2a50e7a4808896Đóng vai trò quan trọng trong ngành bán dẫn toàn cầu, nhưng Việt Nam chủ yếu tập trung vào lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói. Theo các chuyên gia nhân lực bán dẫn là thách thức với Việt Nam trong việc nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng chip. Hiện, đội ngũ kỹ sư của Việt Nam chỉ khoảng 5.000 người, bị đánh giá là rất nhỏ so với thị trường trăm tỷ USD này.

Trung Hiếu

Trang thông tin Kinh tế Doanh nghiệp: Đồng hành cùng thương hiệu Việt

www.kinhtedoanhnghiep.com